Chủ phương tiện ô tô khi tham gia giao thông cần có Giấy phép lái xe (bằng lái xe ô tô). Nếu mất bằng lái xe ô tô thì xin cấp lại thế nào và những quy định thay đổi cần lưu ý trong năm 2022 là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục cấp lại Giấy phép lái xe (GPLX).

mất bằng lái xe ô tô

 1.Bị mất bằng lái xe ô tô có được lái xe không? 

Tình trạng người dân khi điều khiển phương tiện mất bằng lái xe không còn quá xa lạ hiện nay. Theo quy định của luật hiện hành, khi tham gia giao thông, bắt buộc phải có những giấy tờ hợp pháp, trong đó có bằng lái xe. 

Theo đó luật pháp không có quy định về việc giấy hẹn cấp, cấp lại GPLX có thể thay thế cho GPLX khi chủ điều khiển phương tiện điều khiển phương tiện giao thông lưu thông trên đường, trong thời gian đang đợi cấp mới GPLX hoặc khi bị mất mà người lái xe đang thực hiện thủ tục cấp lại. Giấy hẹn cấp, cấp lại GPLX đơn thuần là xác nhận thời gian cá nhân có thể nhận được GPLX, không có giá trị thay thế GPLX.

Chiếu theo quy định trên, nếu vi phạm thì người điều khiển xe vẫn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật kể trên. Đối với trường hợp đang đợi cấp mới GPLX, người lái xe sẽ bị xử lý như trường hợp không có GPLX; còn đối với trường hợp đang đợi cấp lại GPLX do bị mất, người lái xe sẽ bị xử lý như trường hợp không mang theo GPLX khi lái xe.

mất bằng lái xe ô tô

2. Mất bằng lái xe ô tô có phải thi lại? 

Không ít tài xế có suy nghĩ là cứ mất bằng lái xe ôtô là sẽ phải thi lại. Việc thi lại hay không phải dựa trên 2 yếu tố, nếu trong vòng 2 năm chưa lần nào cấp lại, còn hồ sơ gốc thì sẽ được cấp lại đơn giản mà không cần phải thi lại lý thuyết hay thực hành.

Các trường hợp mất bằng khi bằng lái đang còn hạn, và bạn không đang trong thời gian khắc phục vi phạm khi tham gia giao thông (xử phạt).

  • Nếu mất bằng lái lần đầu, tài xế sẽ được chấp nhận cấp lại bằng lái xe mà không phải thi lại lý thuyết và thực hành.
  • Nếu mất bằng lái xe lần thứ hai, sau 2 năm từ khi cấp lại bằng lái lần thứ nhất, bạn cũng sẽ được cấp bằng lái xe mà không phải thi lại lý thuyết và thực hành.
  • Nếu mất bằng lái xe lần thứ hai, trong vòng 2 năm từ khi cấp lại bằng lái lần thứ nhất, bạn phải thi lại lý thuyết.
  • Nếu mất bằng lái xe lần thứ ba trong vòng 2 năm, bạn phải thi lại cả lý thuyết và thực hành.

3.Mất bằng lái xe ô tô làm lại ở đâu?

3.1 Tại TP.HCM, bạn có thể nộp tại các địa điểm sau:

-252 Lý Chính Thắng, Phường 9, Quận 3: Phòng quản lý sát hạch cấp GPLX.

-51/2 Thành Thái, Phường 14, Quận 10.

-Số 8 Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12.

-937 Tạ Quang Bửu, Phường 5, Quận 8.

-111 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Sơn Nhất, Quận Tân Phú: Trường dạy lái xe Tiến Bộ.

3.2 Tại Hà Nội, bạn có thể nộp tại các địa điểm sau:

-Tổng cục đường bộ Việt Nam: D20, đường Tôn Thất Thuyết, khu đô thị Cầu Giấy, quận Cầu Giấy.

-Sở Giao thông vận tải Hà Nội: Số 2 Phùng Hưng, Quận Hà Đông.

-Phòng quản lý phương tiện giao thông – Sở GTVT Hà Nội: Số 16 Cao Bá Quát, Quận Ba Đình.

-Đội Thanh tra Giao thông Long Biên: Đường Vạn Hạnh, Quận Long Biên (trong Khu đô thị mới Việt Hưng).

 mất bằng lái xe ô tô

4.Mất bằng lái xe ô tô thì làm lại bao lâu? 

Theo thời hạn trên giấy hẹn, người làm thủ tục đến bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để nhận Giấy phép lái xe được cấp lại.

Sau thời gian 2 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị cấp lại bằng lái bị mất, sau khi xác minh và làm đủ các thủ tục cấp lại bằng lái xe ô tô bị mất bạn sẽ được cấp lại bằng lái xe ôtô mới.

  • Thủ tục cấp lại GPLX cho mô tô, ô tô là giống nhau.
  • Nếu GPLX còn thời hạn, hoặc hết hạn dưới 3 tháng thì không cần thi lại.
  • Nếu GPLX hết hạn từ 3 - 12 tháng, bạn phải thi lại phần lý thuyết.
  • Nếu GPLX hết hạn trên 1 năm, bạn phải thi lại cả lý thuyết và thực hành.

5.Thủ tục cấp lại bằng lái xe B2, C bị mất 

5.1 Cách đổi mới giấy phép lái xe online tại nhà

Theo thông tin mới cập nhật, Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam đã chính thức cho phép đăng ký đổi mới giấy phép lái xe qua mạng internet. Các đối tượng sử dụng gồm.

Dịch vụ công cấp độ 3 đổi GPLX: Áp dụng đối với người có Giấy phép lái xe do ngành GTVT quản lý, còn thời hạn hoặc quá hạn dưới 3 tháng.

Dịch vụ công cấp độ 4 cấp GPLX Quốc tế: Người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam, có GPLX quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET, còn giá trị sử dụng.

Để thực hiện đăng kí đổi giấy phép lái xe, cấp bằng lái xe quốc tế, bạn truy cập vào trang website của Tổng cục đường bộ Việt Nam để tiến hành nhập thông tin: https://dichvucong.gplx.gov.vn/faces/registration/home.xhtml

mất bằng lái xe ô tô

5.2 Thủ tục cấp lại bằng lái xe máy, ô tô bị mất không cần thi lại

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp lại GPLX .

Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định, người có Giấy phép lái xe bị mất cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lái xe như sau:

- Đơn đề nghị đổi, cấp lại Giấy phép lái xe theo mẫu quy định

- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu gồm: CMND, CCCD, hộ chiếu (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

- Giấy chứng nhận sức khỏe của người lái xe do Bệnh viện đa khoa cấp quận huyện trở lên cấp, thời gian khám sức khỏe trong vòng 6 tháng trở lại (trường hợp cấp lại GPLX không thời hạn A1, A2, A3 thì không cần).

Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ cấp lại GPLX tại Sở Giao Thông Vận Tải hoặc Trung tâm dịch vụ Hành chính công cấp tỉnh, thành phố.

Bước 3: Sau khi đã được tiếp nhận hồ sơ. Bạn sẽ được chụp ảnh để in lên GPLX chất liệu PET. Đóng 135.000 đồng lệ phí làm GPLX và biên nhận hồ sơ.

Bước 4. Hoàn thành. Bạn sẽ chờ hồ sơ xin cấp lại GPLX được xử lý trong vòng 60 ngày. Nếu GPLX cũ của bạn đang bị tạm giữ, bạn sẽ được gọi lên để đóng tiền phạt.

Bước 5: Nhận giấy phép lái xe cấp lại

Theo thời hạn trên giấy hẹn, người làm thủ tục đến bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để nhận Giấy phép lái xe được cấp lại.

mất bằng lái xe ô tô

6. Mức thu lệ phí cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe ô tô 

Mức lệ phí chủ xe cần phải đóng theo Thông tư 188/2016/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng. Mức thu lệ phí người xin cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe ô tô phải nộp như sau:

* Mức thu lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe ô tô:

Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe: 135.000đ/GPLX

+ Mức thu lệ phí sát hạch thi lý thuyết và thực hành

Lệ phí sát hạch thi lý thuyết và thực hành

  1. a) Đối với thi sát hạch lái xe mô tô (hạng xe A1, A2, A3, A4):

+ Sát hạch lý thuyết: 40.000 đồng/lần;

+ Sát hạch thực hành: 50.000 đồng/lần.

  1. b) Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F):

+ Sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng/lần;

+ Sát hạch thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần;

+ Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần.

* Mức thu lệ phí khám sức khỏe lái xe ô tô:

Lệ phí khám sức khỏe lái xe (không tính xét nghiệm, X-quang) 120.000 đồng/người (quy định tại Thông tư 02/2017/TT-BYT). Tổng các chi phí: 360.000 đồng (nếu bao gồm xét nghiệm ma túy).

Lưu ý khi làm thủ tục cấp lại bằng lái xe ôtô bị mất: 

* Cần chuẩn bị giấy khám sức khỏe còn thời hạn hiệu lực để nộp hồ sơ xin cấp lại bằng lái xe ôtô bị mất.

* Với bằng lái thẻ nhựa mới hiện nay (PET) bạn không cần có hồ sơ gốc.

* Với bằng lái xe cũ (thẻ giấy), cần có hồ sơ gốc khi nộp hồ sơ xin cấp lại.

* Nếu trường hợp bạn làm mất hồ sơ gốc, cần làm thủ tục cấp lại hồ sơ gốc trước.

Xem thêm: >>  Thời hạn đăng kiểm ô tô 4 chỗ mới nhất 

Tổng hợp